Giới thiệu một số bài thuốc chữa nhiệt miệng:
Nhiệt miệng biểu hiện là những tổn thương ở đầu lưỡi và niêm mạc miệng kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, sưng nề, dễ chảy máu, gây đau đớn, khó chịu, sốt, mất ngủ,…
Đông y cho rằng nguyên nhân nhiệt miệng do nóng, nhiệt tích lại ở tỳ vị, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin và chất khoáng, sức đề kháng kém,… Phương pháp chữa trị là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, chống viêm, lương huyết.
Bài 1: Hoàng liên 12g, tâm sen 10g, rau má 20g, chi tử 12g, thục địa 12g, sa sâm 12g, đương quy 12g, cát căn 16g, cỏ mực 20g, bạch mao căn 20g, rau mã đề 20g, đinh lăng 20g, ngưu tất 12g, bạch thược 12g, hắc táo nhân 16g, lạc tiên 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Thanh tâm hỏa, dưỡng tâm, an thần, chống viêm loét.
Bài 2: Cát căn 20g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đinh lăng 20g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sâm đại hành 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, sài hồ 12g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, chống viêm.
Cát căn
Bài 3: Cỏ mực 20g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, rau má 20g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Thanh nhiệt, chống viêm.
Bài 4: Bí ngô 150g, đậu đen 30g, hạt sen 25g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, đường kính vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ nước hầm cho chín kỹ, đậu đen và hạt sen chín mềm, cho đường vào, thêm 2 – 3 lát gừng đập giập vào quấy đều là được. Múc ra bát ăn nguội. Công dụng: Thanh nhiệt chống viêm, dưỡng âm, phù hợp với người bị nhiệt miệng, tâm phiền, ngủ không yên, nước tiểu đỏ, người nóng,…
Bài 5: Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, rau má 20g, mướp đắng 16g, tang diệp 16g, cỏ mực 20g, đinh lăng 20g, bồ công anh 20g, sài đất 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: Thanh nhiệt, chống viêm, dưỡng âm.
Bài 6: Gạo tẻ 100g, bột cát căn 50g, nấu thành cháo, ăn trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, nhuận táo. Dùng thích hợp cho trường hợp nhiệt miệng, nướu răng bị sưng chảy máu, táo bón,…
Lưu ý: Trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp.
Theo: BS Thanh Xuân/Sức khỏe và Đời sống
Bài thuốc đồng quê trị nhiệt miệng rất đơn giản
Bài thuốc đồng quê trị nhiệt miệng rất đơn giản